Level Max cung cấp dịch vụ tư vấn hoàn tất thủ tục M&A chất lượng, uy tín và nhanh nhất dành cho mọi quý khách đang cần. Và sau đây là bài viết chi tiết về dịch vụ bên chúng tôi để mọi người cùng tham khảo nắm phần nào trước khi đến với Level Max nhé!
Dịch vụ tư vấn hoàn tất thủ tục M&A
Hoạt động M&A là cụm từ bao gồm hai hình thức hoạt động doanh nghiệp: Mua lại (Acquisitions) và Sáp nhập (Mergers), trong đó:
- Mua lại được hiểu là hoạt động mà các doanh nghiệp lớn sẽ mua các doanh nghiệp vừa và nhỏ để sở hữu hợp pháp và mở rộng quy mô kinh doanh của mình. Việc mua lại không làm mất đi tư cách pháp nhân của công ty cũ.
- Sáp nhập là hoạt động các doanh nghiệp liên kết với nhau để tạo ra một công ty mới, chấm dứt tồn tại của các công ty bị sáp nhập, đồng thời thực hiện chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty bị sáp nhập sang công ty công ty nhận sáp nhập.
Hiện nay, việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp có thể thực hiện theo 3 hình thức:
- Hoạt động M&A theo chiều ngang: Mua bán và Sáp nhập giữa các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong cùng ngành hoặc công đoạn sản xuất các dòng sản phẩm và dịch vụ giống hay tương tự nhau đến người tiêu dùng cuối cùng.
Ví dụ: Công ty sản xuất xe đạp A sáp nhập vào công ty sản xuất xe đạp B để mở rộng quy mô sản xuất xe đạp trên toàn quốc.
- Hoạt động M&A theo chiều dọc: Mua bán và Sáp nhập giữa các doanh nghiệp thực hiện chuỗi giá trị sản xuất trong cùng một dịch vụ nhưng có sự khác biệt về giai đoạn sản xuất.
Ví dụ: Công ty chuyên phân phối các sản phẩm về hạt điều rang muối có thể sáp nhập với công ty chuyên thu mua hạt điều để không phải gián đoạn tìm kiếm nhà cung cấp hạt điều cho doanh nghiệp của mình.
- Hoạt động M&A kết hợp: Việc sáp nhập để hình thành tập đoàn giữa các doanh nghiệp không cung cấp chung sản phẩm và dịch vụ. M&A kết hợp nhằm mục đích bổ sung, tương trợ cho nhau trong hoạt động kinh doanh của công ty.
Ví dụ: Công ty sản xuất bút, viết có thể sáp nhập với công ty sản xuất tập, vở để tạo thuận lợi trong việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng vì 2 sản phẩm này thường được mua cùng nhau.
Lợi ích của hoạt động M&A cho doanh nghiệp
Khi thực hiện hoạt động M&A tại Việt Nam sẽ mang lại cho các doanh nghiệp những lợi ích sau đây:
- Hoạt động M&A sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu được nhiều chi phí hơn so với việc thành lập một chi nhánh, văn phòng đại diện hay một công ty mới.
- Mua lại và sáp nhập doanh nghiệp sẽ tạo ra nhiều cơ hội về việc mở rộng quy mô, tạo dựng thương hiệu và chiếm được thị phần lớn trên thị trường cho các doanh nghiệp.
- Giảm chi phí thuê nhân lực cho công ty khi các doanh nghiệp sáp nhập lại với nhau, công ty có thể sàng lọc và tiếp nhận những nguồn lao động có kinh nghiệm và kỹ năng.
- Hoạt động M&A đồng nghĩa với nguồn lực tài chính của doanh nghiệp được cải thiện và nâng cao, đây cũng chính là một lợi thế về khả năng tiếp cận các nguồn vốn, chia sẻ rủi ro pháp lý cho công ty và tân trang những công nghệ hiện đại phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Quá trình hỗ trợ tư vấn M&A bao gồm
- Xác định năng lực, nhu cầu của khách hàng,
- Lựa chọn doanh nghiệp để đầu tư (Đối với bên mua – Buy side)/Lựa chọn Nhà đầu tư vào doanh nghiệp (Đối với bên bán – Sell side),
- Tư vấn lập hồ sơ chào bán (CIM – Confidential Information Memorandum, Teaser, Mô hình tài chính),
- Tư vấn khách hàng thực hiện khâu Rà soát đặc biệt – Due Diligence,
- Tư vấn đàm phán trong quá trình đầu tư, hỗ trợ khách hàng trong thực hiện thủ tục hoàn tất đầu tư.
Kết quả cụ thể của hoạt động tư vấn bao gồm:
- Các cuộc họp trao đổi, tư vấn
- Báo cáo tư vấn chiến lược đầu tư, cơ cấu phân bổ tài sản, và cơ hội đầu tư
- Báo cáo phân tích/định giá doanh nghiệp và rủi ro đầu tư
- Hỗ trợ lên bản Investment Teaser, CIM – Confidential Information Memorandum, Mô hình định giá
- Tham gia thực hiện khâu Rà soát đặc biệt (Due Diligence), tham gia quá trình đàm phán đầu tư
- Hoàn thiện các thủ tục pháp lý cần thiết để hoàn tất đầu tư
- Tư vấn hậu M&A
Quy định pháp luật về hoạt động M&A
Hiện nay, có rất nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành quy định về hoạt động M&A như: Luật Doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh, Luật Tổ chức tín dụng,…
Quy định hoạt động M&A trong luật doanh nghiệp
Theo quy định tại Khoản 31 Điều 4 quy định hoạt động M&A là 1 trong 5 hình thức tổ chức lại doanh nghiệp. Thủ tục sáp nhập công ty được thực hiện như sau:
- Chuẩn bị hợp đồng sáp nhập (bao gồm: tên, địa chỉ, cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập) và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập.
- Tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập và gửi đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngà về Hợp đồng sáp nhập;
- Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được kế thừa các quyền và lợi ích hợp pháp, đồng thời chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập theo hợp đồng sáp nhập.
- Việc cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập do Cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành.
Dịch vụ thành lập công ty chất lượng, tiết kiệm
Quy định hoạt động M&A trong luật chứng khoán
Theo quy định Khoản 6 Điều 93 Luật Chứng khoán 2019 thì Công ty chứng khoán, Công ty quỹ đầu tư chứng khoán được góp vốn thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp của 01 công ty chứng khoán khác tại Việt Nam để thực hiện hợp nhất, sáp nhập nhưng phải được sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trước khi thực hiện.
Sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận, doanh nghiệp cần phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
- Hoạt động M&A không được ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng, bảo đảm việc giao dịch liên tục, thông suốt và an toàn;
- Kế thừa quyền và nghĩa vụ của các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tham gia tổ chức lại theo quy định của pháp luật;
- Công ty thực hiện M&A phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công bố thông tin cho khách hàng.
Quy định hoạt động M&A trong luật tổ chức tín dụng
Theo quy định tại Điều 53 Luật Tổ chức tín dụng 2010 thì Tổ chức tín dụng được hợp nhất, sáp nhập sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
Khách hàng hãy yên tâm đến với dịch vụ tại Level Max
Đến với Dịch vụ tư vấn M&A của chúng tôi, khách hàng sẽ được:
- Kiểm tra tình trạng pháp lý hiện tại về nghĩa vụ thuế, các công nợ đến hạn, lao động cũng như tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Tư vấn cho quý khách hàng có nên M&A hay không?
- Tư vấn các vấn đề liên quan đến thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của doanh nghiệp bị sáp nhập thành vốn góp, cổ phần, trái phiếu của doanh nghiệp nhận sáp nhập.
- Hỗ trợ tư vấn và soạn thảo hợp đồng M&A cho khách hàng.
- Tham gia các cuộc đàm phán M&A giữa các bên để đảm bảo quyền và lợi ích cho doanh nghiệp sử dụng Dịch vụ tư vấn M&A.
- Tư vấn các vấn đề pháp lý, phương án sử dụng lao động sau khi M&A.
Việc thực hiện hoạt động M&Ađược xem là một quá trình khá phức tạp, yêu cầu nhiều thời gian vì thủ tục thực hiện qua nhiều công đoạn khác nhau, ảnh hưởng nhiều đến các vấn đề pháp lý buộc doanh nghiệp phải nắm bắt đầy đủ để tránh những rủi ro xảy ra.
Với đội ngũ chuyên viên tư vấn được đào tạo bài bản và nhiều kinh nghiệm trên thị trường pháp lý sẽ là lợi thế giúp quý khách hàng khi sử dụng Dịch vụ tư vấn M&A của Level Max dược thực hiện M&A một cách nhanh chóng và hiệu quả, giảm thiểu tối đa các rủi ro pháp lý xảy ra.
Thông tin liên hệ
Công Ty TNHH Dịch Vụ & Đầu Tư Level Max
- Địa chỉ: 84 Nguyễn Hiến Lê, Hoà Xuân, Cẩm Lệ, Đà Nẵng
- Điện thoại: 0905 763 646
- Email: levelmaxcompany@gmail.com
- Website: levelmax.vn
Dịch vụ hỗ trợ vay vốn uy tín, an toàn